Quantcast
Channel: Sức khoẻ và gia đình » Tê tay
Viewing all articles
Browse latest Browse all 4

Bạn có dễ mắc bệnh tê nhức chân tay?

$
0
0

Tê nhức chân tay là một bệnh khá phổ biến do thiếu hụt canxi, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Vậy ai là những đối tượng dễ mắc bệnh tê nhức chân tay nhất?

Trẻ em bị thiếu hụt canxi dẫn đến tê nhức chân tay

Trẻ em hoặc thanh thiếu niên đang trong độ tuổi phát triển chiều cao và cân nặng nhưng lại không được cung cấp đầy đủ canxi và sắt cho quá trình phát triển. Khi đó, trẻ dễ bị cảm giác tê nhức chân tay, nhất là về ban đêm. Đôi khi cũng là do xương phát triển quá nhanh trong khi hệ cơ không theo kịp, cũng gây ra cảm giác này. Chúng làm bọn trẻ thức giấc giữa đêm vì cảm giác bứt rứt từ trong xương. Thậm chí, không chỉ trẻ nhỏ, ngay cả người lớn bị thiếu hụt canxi cũng có thể bị tê nhức chân tay.

Bệnh tê nhức chân tay

Bệnh tê nhức chân tay có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau

Bệnh tê nhức chân tay phổ biến ở người cao tuổi        

Hệ xương khớp bị lão hóa khiến chân tay của người già bị tê nhức, đau mỏi, vùng vai gáy và lưng gối cũng bị hành hạ vì cảm giác khô, khó cử động, đau nhức.

Hơn nữa, sức khỏe của người già suy yếu, tạo điều kiệncho các yếu tố thời tiết tác động làm kinh mạch ứ trệ, khí huyết kém lưu thông, càng khiến người cao tuổi dễ bị tê nhức chân tay.

Bệnh nhân mãn tính thường bị tê chân tay

Tê nhức chân tay là biểu hiện của nhiều chứng bệnh mãn tính, trong đó phải kể đến là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, bệnh tiểu đường, mỡ máu cao… Khi mắc các bệnh này, dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, gây tê nhức chân tay và đau mỏi vai gáy.Tùy vào vị trí và mức độ bệnh mà sẽ có các triệu chứng đau nhức, tê nhức khác nhau.

Người ít vận động hoặc làm việc quá sức cũng dễ bị bệnh tê nhức chân tay

Tê nhức chân tay còn được xem là căn bệnh “thời đại” do thói quen lười vận động của một nhóm bộ phận như nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may… Do tính chất công việc, những người này buộc phải ngồi nhiều, ít đi lại, cử động tay chân hạn chế.

Trải qua một thời gian kéo dài, dây thần kinh bị chèn ép, khí huyết kém lưu thông cũng dẫn đến hiện tương tê mỏi, đau nhức tứ chi. Ngoài ra, những ai làm việc quá sức, thường xuyên mang vác nặng cũng “lọt” vào tầm ngắm của chứng bệnh tê nhức tay chân.

Bệnh tê nhức chân tay hoàn toàn có thể được xoa dịu

Việc đầu tiên cần làm để xoa dịu bệnh tê nhức chân tay là tăng cường vận động. Bạn cần vượt qua tâm lý e ngại cử động vì sợ đau nhức mà nên tăng cường tập luyện thể dục, đặc biệt là những động tác ở tay và chân.

Bạn cần tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ. Bạn cũng không nên ngồi xổm, cúi xuống nhấc vật nặng cũng như đi giày dép chật. Đồng thời, một tâm lý thoải mái, thư giãn sẽ giúp Bạn cũng không nên lo lắng thái quá, cố gắng giữ tinh thần thoải mải, thư giãn.

Ngoài sự vận động, bạn còn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Điều đó giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu cũng như giữ cân nặng ở mức ổn đinh. Nếu mắc các bệnh mãn tính, bạn nên tuân theo chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau nhưng không nên lạm dụng vì chúng không thể giúp bạn cải thiện được vấn đề của bệnh tê nhức chân tay.

Xem thêm :

http://suckhoevagiadinh.com

The post Bạn có dễ mắc bệnh tê nhức chân tay? appeared first on Sức khoẻ và gia đình.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 4

Trending Articles